những sai lầm khi sử dụng bình gas

Những thói quen “vô thưởng, vô phạt” khi sử dụng bếp ga dưới đây có thể biến bình gas nhà bạn thành quả bom hẹn giờ. Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng bình gas mà quý khách nên tránh

Đặt bình gas trong tủ kín, không khóa van gas sau khi nấu ăn

Đặt bình gas trong tủ kín dưới bếp trông có vẻ gọn gàng, mỹ quan hơn nhưng việc này lại khiến gia đình có thể gặp tai họa khó lường. Bởi nếu bình gas bị rò rỉ mà không gian thoáng đãng, khí này sẽ nhanh chóng phân tán đi. Ngược lại, nếu đặt trong tủ kín, khi khí gas thoát ra cũng rất khó phát hiện, đồng thời khí gas bị ém lại trong không gian nhỏ và có thể phát nổ khi bật bếp hoặc sử dụng các thiết bị điện gần đó.

Do đó, nếu bạn muốn để bình gas trong tủ thì không nên đóng cửa hoặc nên khoét một lỗ trên cửa tủ để dễ dàng phát hiện mùi ga rò rỉ. Ngoài ra, bạn cũng không được xịt thuốc diệt côn trùng dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.

Nhiều người thường có thói quen không khóa bình gas sau khi tắt bếp vì họ nghĩ điều đó chẳng ảnh hưởng gì và không khóa bình để lần sau nấu không phải “mất công” mở lần nữa. Đúng là để như vậy không ảnh hưởng gì nếu trong điều kiện bình thường, tuy nhiên khi không khóa van gas, khí gas vẫn còn lưu lại trong ống dẫn.

Do đó, nếu dây gas bị rạn nứt, chuột cắn hay điểm nối giữa dây dẫn với bình gas không được xiết chặt thì khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài. Chỉ cần khí này tiếp xúc với tia lửa điện sẽ gây ra cháy nổ cực kì nguy hiểm.

nhung-sai-lam-khi-su-dung-binh-gas

Vì vậy, tốt nhất khi nấu nướng xong, bạn nên khóa van bình gas rồi chờ cho lửa trên bếp tắt hết thì mới tắt bếp. Làm vậy thì sẽ không còn tồn dư khí gas trong đường ống dẫn nữa.

Lưu ý: Thông thường, trên bàn đặt bếp sẽ có nhiều vật dụng khác như nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm siêu tốc,… Tuy nhiên, khi sự cố chập cháy xảy ra, tất cả vật dụng này sẽ đồng loạt gây ra vụ cháy nổ kinh khủng hơn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách giữa bếp với các thiết bị này.

Mua bình gas không quan tâm địa chỉ, sử dụng bếp gas quá lâu năm mà không “bảo trì”

Nhiều chị em chỉ quan tâm mua gas chỗ nào có giá “mềm” và gần nhà mà không quan tâm tới nhãn hiệu gas là gì. Nhưng nếu làm vậy thì các chị em đang tự “rước bom hẹn giờ” vào nhà rồi đấy.

Bởi nếu mua phải gas kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, hàng giả, hàng nhái thì nguy cơ cháy nổ là rất cao. Do đó, các chị em nên mua gas của những hãng ga uy tín. Ngoài ra, khi thay bình gas, nên quan sát xem bình còn nguyên vẹn hay không, không trầy xước, không hoen rỉ hay móp méo.

Thông thường các vụ nổ khí gas xảy ra khi khí ga bị rò rỉ do vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn… Đặc biệt ống dẫn gas là bộ phận dễ bị rò rỉ nhất, bởi vậy nên tự giác thay dây dẫn gas sau từ 3 đến 5 năm sử dụng.

Hơn nữa, cũng nên thay bếp mới nếu bếp cũ bị rỉ sét, kém chất lượng hoặc ít nhất là hãy kiểm tra nó thường xuyên để chắc chắn về độ an toàn của các thiết bị.

nhung-sai-lam-khi-su-dung-binh-gas1

Dùng bật lửa, điện thoại di động để kiểm tra bếp gas

Gas là khí không màu, không mùi, không vị nhưng khi sản xuất, người ta trộn thêm chất phụ gia có mùi thối vào để người dùng dễ nhận biết nếu ga bị rò rỉ. Khi ngửi thấy mùi đặc trưng này, nhất là vào ban đêm, mọi người thường có thói quen bật đèn lên để kiểm tra bình gas.

nhung-sai-lam-khi-su-dung-binh-gas2

Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm do gas bắt lửa rất nhạy nên khi bật đèn, quạt, điện thoại di động có thể phát ra tia lửa, gặp khí gas dễ gây cháy. Việc bạn cần làm là đóng van gas ngay lập tức, mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí cháy trong bếp.