Cách xử lý khi gặp sự cố ở bếp gas

Học được cách xử lý khi gặp sự cố ở bếp gas sẽ giúp chúng ta sử dụng và bảo quản thiết bị nhà bếp này sao cho an toàn, tiết kiệm nhất với tuổi thọ dài lâu.

Cấu tạo của bếp gas

Bếp gas là thiết bị nhà bếp quan trọng, góp phần vào việc giữ lửa hạnh phúc trong các gia đình. Hiện nay, bếp gas là loại bếp được sử dụng nhiều hơn cả, nhưng làm sao để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm gas tối đa, đồng thời đảm bảo an toàn khi đun nấu thì không phải ai cũng nắm rõ. Trước tiên, chúng ta nên tham khảo cấu tạo chung của một chiếc bếp gas để nắm được những bộ phận và chức năng cơ bản:

bếp gas được sử dụng phổ biến trong các gia đình
bếp gas được sử dụng phổ biến trong các gia đình

Bếp gas gồm những bộ phận là họng lửa (hoa sen), kiềng, chân kiềng, nút đánh lửa. Khi sử dụng bếp gas thì ta cần phải quan sát và nhận biết các bộ phận này để có thể sử dụng an toàn và tiết kiệm. Khi lắp đặt bếp ga, bạn nên chú ý đặt cách mặt tường ít nhất là 15cm, ngoài ra nếu đặt dưới kệ bếp thì nên cách kệ tối thiểu là 1m. Khi lắp ống cao su dẫn gas vào khớp nối thì phải đảm bảo thật khớp, nên dùng ống dẫn gas bằng cao su lưu hóa và gắn chặt hai đầu ống bằng dụng cụ kẹp ống.

Bình chứa gas cung cấp cho bếp cần có van khóa bảo vệ đảm bảo chất lượng, là van một chiều chỉ cho phép gas từ bình ra ngoài thiết bị dùng gas, giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng gas.

Cách xử lý khi gặp sự cố ở bếp gas

Về nguồn lửa: khi bếp gas không bắt lửa hoặc ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra bên ngoài thì bạn nên tắt bếp ngay, khóa van bình gas rồi kiểm tra lại hệ thống dây dẫn của bếp xem có bị đứt hay rò rỉ không, kiểm tra lại bộ chia lửa xem có bị thức ăn, dầu mỡ bám bản không,…

Hiện tượng gas bốc mùi: thường do đường dây dẫn gas bị xì, khóa van gas bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Nếu gặp tình huống này, bạn nên mở tung cửa nhà và dùng quạt tay hoặc miếng bìa các tông để giảm bớt nồng độ khí gas, đồng thời gọi thợ thay bình gas kiểm tra độ an toàn của van, ống dẫn gas.

vệ sinh mâm chia lửa của bếp gas để khắc phục tình trạng phực lửa
vệ sinh mâm chia lửa của bếp gas để

Hiện tượng phực lửa: thường là do họng lửa chưa được lắp đúng khớp, khe thoát lửa của họng lửa bị nghẹt,… Bạn có thể tự xử lý tình trạng này bằng cách điều chỉnh cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra cẩn thận vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch khe thoát lửa.

Bếp gas không bắt lửa: có thể là do trong ống dẫn gas chứa không khí hoặc bộ phận đánh lửa không nhạy. Bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas được tống hết ra ngoài, nếu van gas bị gãy, giập thì nên thay mới để đảm bảo an toàn.

Mong rằng với những cách xử lý khi gặp sự cố ở bếp gas mà www.vangas.com.vn giới thiệu đến bạn ngay trên đây, bạn đã biết cách khắc phục các vấn đề hay gặp ở thiết bị nhà bếp này, đồng thời sử dụng và bảo quản sản phẩm sao cho an toàn và tiết kiệm nhất.

M.A.B