Bật mí cách vệ sinh bếp gas âm hiệu quả

Cũng giống như các thiết bị nhà bếp khác, để tăng độ bền và hiệu quả sử dụng bạn cần biết cách vệ sinh bếp gas âm cho đúng. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

An toàn với các sản phẩm bếp gas âm

Mẹo vặt sử dụng gas giúp tiết kiệm 50% lượng gas hao phí

Vệ sinh bề mặt bếp, kiềng và khay bếp

Quá trình nấu ăn sẽ khó tránh khỏi tình trạng dầu mỡ và đồ ăn vương vãi ra bề mặt bếp. Nếu người nội trợ bỏ qua khâu vệ sinh và để lâu ngày thì sẽ tạo thành những vết nhơ, bẩn rất khó lau chùi trên mặt bếp. Bởi vậy, lời khuyên cho bạn chính là nên lau chùi sạch sẽ bếp gas âm ngay sau khi nấu nướng xong, ưu tiên sử dụng các loại khăn bông mềm. Còn trong trường hợp vết bẩn quá khó làm sạch, bạn có thể dùng các loại nước tẩy rửa vệ sinh chuyên dụng để xử lý. Lưu ý là việc lạm dụng quá mức các chất tẩy rửa có thể làm bong tróc lớp sơn trên bề mặt bếp gas. Do đó, một gợi ý đơn giản cho các bà nội trợ chính là dùng nước cơm hòa loãng để vệ sinh, vừa giúp bề mặt bếp bóng hơn lại tiết kiệm được một khoản chi phí nhỏ. Với phần kiềng và khay bếp, bạn có thể dùng nước rửa bát để tẩy rửa như bình thường.

ve-sinh-bep-gas-am-2

Vệ sinh van gas

Phần van gas của bếp gas âm được thiết kế trên bình gas để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng. Chính vì vậy, bạn cũng không nên bỏ qua khâu vệ sinh cho linh kiện này những khi vệ sinh bếp gas âm. Bạn chỉ cần dùng khăn khô lau sạch phần đầu cảm biến nhiệt để giúp van gas hoạt động trơn tru, cho việc đóng mở van gas được chính xác và dễ dàng hơn.

Lưu ý vệ sinh ngay khi thức ăn trào ra bếp

Việc đun nấu trên bếp gas thường sẽ có hiện tượng thức ăn trào ra ngoài khi người nội trợ không để ý, nếu thường xuyên có thể làm chập cháy các vi mạch của bếp gas âm. Vì thế, một nguyên tắc khi vệ sinh bếp gas âm là bạn hãy ngay lập tức tắt bếp, sử dụng khăn khô lau sạch mặt bếp, đồng thời tháo mâm chia lửa và kiềng bếp ra để làm sạch bằng cách ngâm vào nước ấm có pha nước rửa bát, cọ sạch rồi lau khô và lắp lại vào bếp như cũ. Còn nếu bạn tiếp tục đun nấu khi đồ ăn bị trào ra bếp thì sẽ làm đáy nồi bị đen và tạo thành lớp màng bẩn trên bếp, rất khó lau sạch sau này.

ve-sinh-bep-gas-am-3

Vệ sinh phần mâm chia lửa

Mâm chia lửa của bếp gas âm nếu hoạt động tốt sẽ giúp cho công suất của bếp được ổn định và không gây tốn gas. Việc vệ sinh phần mâm chia lửa nhằm mục đích không làm tắc phần kim phun. Khi đó, bạn chỉ cần dùng cây cọ vẽ, nhúng vào dung dịch chất tẩy rửa chuyên dụng và làm sạch bộ phận này là được.

Vệ sinh đầu đốt

Đầu đốt cũng là bộ phận cần được làm sạch thường xuyên vì chúng rất dễ bị bẩn khi đun nấu và dễ bị tắc gas hay gỉ sét. Khi vệ sinh đầu đốt, bạn cần nhớ là chỉ nên thực hiện khi bếp đã nguội hẳn và nhớ khóa van gas. Bạn hãy tận dụng một chiếc bàn chải đánh răng cũ, chà nhẹ và đều tay lên đầu đốt để làm sạch bụi bẩn và thức ăn bám vào đầu đốt.

Hi vọng với những hướng dẫn về cách vệ sinh bếp gas âm hiệu quả trên đây, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm cho mình trong việc làm sạch thiết bị nhà bếp này.

M.A.B